Phải chăng ở Việt Nam không có tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo?

Tác Giả: Amari TX – VHN.NET

Đời sống tôn giáo ở Việt Nam sôi động hơn bao giờ hết.

Thực tế  nhiều năm qua, các tổ chức ở nước ngoài và những phần tử cơ hội trong nước chưa bao giờ từ bỏ âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà toàn dân Việt Nam đã lựa chọn. Họ luôn núp dưới chiêu bài “tự do tôn giáo” để cố tình khỏa lấp những thành tựu to lớn của Việt Nam về công tác tôn giáo trong gần 30 năm đất nước tiến hành công cuộc đổi mới. Những cá nhân và các tổ chức này tìm mọi cách chia rẽ các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam hòng gây mâu thuẫn giữa người có tín ngưỡng, tôn giáo với người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa đồng bào tôn giáo với Nhà nước, bằng những khoản tiền phi pháp tài trợ cho hoạt động truyền đạo trái phép, dụ dỗ bà con ít hiểu biết nhằm mục đích gây rối loạn an ninh, xáo trộn trật tự xã hội, tạo ra các “điểm nóng”  để tạo cớ cho can thiệp phá hoại cuộc sống yên bình mà người dân đang thụ hưởng. Chính vì những toan tính chính trị, cho nên, khi đưa ra những luận điệu vu cáo Việt Nam không có “tự do tín ngưỡng, tôn giáo”, “Nhà nước Việt Nam đàn áp giáo dân!”…Ngày 11/2/2014 tại Quốc hội Hoa Kỳ dân biểu Christ Smith chủ trì một buổi điều trần về việc các cộng đồng Thiên chúa giáo thiểu số bị đàn áp trên thế giới. Trong đó vị dân biểu có “Duyên nợ” thuộc loại “thâm niên” trong lãnh vực tôn giáo và nhân quyền này đã có những kết luận hồ đồ thiếu khách quan về những vấn đề ở Việt Nam như là Phật giáo Hòa hảo, các cộng đồng tôn giáo thiểu số của người H’mong hay những người thiểu số ở miền Trung kiểu “thúng úp voi” như sau: “Việt nam cũng cố chứng tỏ rằng đang tiến bước từ chế độ độc tài sang nền dân chủ, nhưng điều đó không xảy ra, dù là với người Thiên chúa giáo hay là với Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất và những giáo hội khác. Chuyện đàn áp là tăng lên chứ không giảm đi”. Đặc biệt, từ nhiều năm nay, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ cũng như Tổ chức Ân xá Quốc tế đã liên tục đưa ra những luận điệu vu cáo “ViệtNam đàn áp, tấn công giáo dân. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng tự cho mình đặc quyền phán xét về tình hình tự do tôn giáo của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới thông qua cái gọi là “Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế”, được Quốc hội (Hạ viện Mỹ) công bố vào tháng 9 hằng năm. Nội dung “Báo cáo” xuyên tạc thô bạo chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước Việt Nam và tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, cho rằng ở Việt Nam “Nếu theo một tôn giáo không được chính phủ công nhận, họ còn bị đặt trước nguy cơ bị kỳ thị, bị ngược đãi bằng bạo lực và có khi còn bị bắt bớ”!?  Trong khuôn khổ hai ngày vận động “nhân quyền cho Việt Nam” 26 và 27 tháng 3-2014, buổi điều trần về cái gọi là “tình trạng thiếu tự do tôn giáo ở Việt Nam”  ngày 26, trước Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos thuộc Quốc Hội Hoa Kỳ do dân biểu Frank Wolf điều hợp, họ đã căn cứ vào hai cuộn băng ghi hình tiếng nói và hình ảnh của hai nhân vật được gọi là “Nhân chứng” chứng trong nước thực ra đây là hai kẻ tội phạm là ông linh mục Phan Văn Lợi, Hội Đồng Liên Tôn Quốc Nội, Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam và cũng là thành viên khối Dân Chủ 8406. Bà nữ chánh trị sự Cao Đài Nguyễn Bạch Phụng, quyền trách nhiệm nữ tộc đạo châu đạo Vĩnh Long, thư ký ban đại diện Khối Nhân Sanh đạo Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh, thành viên Hội Đồng Liên Tôn Quốc Nội. Hai nhân vật này đã có những phát biểu thuộc loại vu khống trơ trẽn và thiểu năng trí tuệ như: “Qua buổi điều trần trước Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos lần đầu tiên đạo Cao Đài chúng tôi được điều trần trước quốc hội Hoa Kỳ. Điều mà đạo Cao Đài chúng tôi cũng như tất cả các tôn giáo độc lập trong nước đều ao ước tự do tôn giáo. Nhà nước Việt Nam hãy trả lại chủ quyền và tài sản, trả lại nhân quyền…” !? chưa hết sự tồi tệ của sự thiếu hiểu biết còn được “Nâng tầm” cao như sau: “Nghị Quyết 36 cũng như Nghị Định 92, áp dụng cho tất cả các tôn giáo ở trong nước, hoàn toàn khống chế, giải tán và triệt hạ những nền tôn giáo độc lập và tiêu diệt những nền tôn giáo độc lập. Chúng tôi là thanh viên trong Hội Đồng Liên Tôn lên tiếng phản đối Nghị Quyết 36 và Nghị Định 92, liều thuốc độc dược để diệt các nền tôn giáo chân chính và độc lập trong nước.”!? Ô hay ! Nghị quyết 36 là gì ? Nghị định 92 là như thế nào ? mà Bà Nguyễn Bạch Phụng gào lên như vậy ? thật không hiểu nổi !vậy mà các vị chủ tọa cứ “Vểnh tai” nghe nuốt lấy từng lời của kẻ “Rối loạn tâm thần” này.Vì vậy, họ xếp Việt Nam vào danh sách “các nước đàn áp tôn giáo”, đồng thời, khuyến nghị Tổng thống Mỹ ban hành các sắc lệnh trừng phạt Việt Nam về kinh tế, chính trị, ngoại giao… Và các “Quân sư” của đám “Gắp lửa bỏ tay người” còn tô màu cho bức tranh ảm đạm về tình hình tôn giáo ở Việt Nam những gam màu “Sinh động” như sau: “một khi Hoa Kỳ thực sự thúc đẩy vấn đề tự do tôn giáo thì Việt Nam phải đáp lại. Tự do tôn giáo ở Việt Nam không có dừng một chổ. Nó cứ lên rồi xuống. Nó phản ảnh một phần sức ép của Hoa Kỳ… chắc là sẽ có tác động khi mà chúng ta thúc đẩy mạnh mẽ hơn”!?

Xin thưa với các “nhà tôn giáo” : Tôn giáo là một dạng đặc thù của hình thái ý thức xã hội, quá trình ra đời, tồn tại và phát triển ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hoá, xã hội, tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán của nhiều quốc gia, dân tộc. Tham vọng của các vị và các “Quân sư” bên ngoài đối với Việt Nam là:  Lợi dụng tôn giáo tập hợp lực l­ượng, phát triển tín đồ củng cố tổ chức, khi có điều kiện chuyển thành lực lượng chính trị tiến công xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa dư­ới các hình thức bạo loạn chính trị, kết hợp với bạo loạn vũ trang ở các vùng dân tộc thiểu số, kêu gọi bên ngoài can thiệp… như­ kịch bản mà họ đã sử dụng ở một số nước Đông Âu. Quốc tế hoá những vấn đề tôn giáo, trư­ớc tiên là Thiên chúa giáo, Tin Lành, Phật giáo… để dễ bề can thiệp từ bên ngoài vào, công khai hoá việc gây sức ép với chính quyền Nhà nước Việt Nam. Khi có điều kiện thì tạo ra các cuộc xung đột, bạo loạn ở vùng tôn giáo với cái cớ: tranh chấp đất đai, nơi thờ tự, chùa chiền…  kích động quần chúng chống chính quyền, gây mất ổn định chính trị. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng – tôn giáo. Vậy thì, nếu cứ theo những luận điệu tuyên truyền, cáo buộc của các vị như trên thì mọi sinh hoạt và hoạt động của những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo đều bị Nhà nước Việt Nam cấm đoán, cản trở, đàn áp? Phải chăng ở Việt Nam không có tự do tín ngưỡng, tôn giáo?”

Nhà thờ của bà con dân tộc tại Kon Tum

Như mọi người đều biết, đại bộ phận tín đồ là quần chúng nhân dân lao động yêu nư­ớc, gắn bó với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đa số các chức sắc tôn giáo có lòng yêu n­ước, gắn bó với dân tộc, hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật và quy định của Nhà n­ước. Tuy nhiên, do dân trí còn thấp, hiểu biết giáo lý chưa thấu đáo, vẫn còn một bộ phận tín đồ mê tín nên dễ bị lừa bịp, kích động lôi kéo vào các hoạt động chống đối chính quyền; trong các chức sắc vẫn còn một số mặc cảm với quá khứ, định kiến với chính quyền, chưa thật sự gắn bó với dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở cho lực lượng thù địch lợi dụng chống phá Việt Nam. Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nư­ớc Việt Nam. Qua nhiều giai đoạn cách mạng khác nhau, Nhà nước Việt Nam đã có những chính sách phù hợp để phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó có các tín đồ tôn giáo. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã có những chính sách tôn giáo đúng đắn. Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu sáu vấn đề cấp bách cần giải quyết, trong đó có việc thực hiện “tín ngưỡng tự do, Lương – Giáo đoàn kết”.  Đây là quan điểm cơ bản mà sau này tiếp tục được củng cố, phát triển và là tư tưởng xuyên suốt trong hiến pháp và các văn bản pháp luật của Việt Nam. Hệ thống chính sách cụ thể đối với quần chúng tín đồ, đội ngũ chức sắc, tổ chức giáo hội, cơ sở hoạt động xã hội – văn hoá – từ thiện – nhân đạo và quan hệ quốc tế của các tôn giáo cũng phản ánh sinh động sự đổi mới trong nhận thức về tình hình, về quan điểm chỉ đạo nhiệm vụ công tác tôn giáo ở Việt Nam trong thời kỳ mới: mở cửa, hợp tác quốc tế, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính sách đó đã và đang đi vào cuộc sống, bảo đảm cho sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng luật pháp. Nghiêm cấm việc xâm phạm tự do tín ngư­ỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
Ngày 18-6-2004, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XI đã thông qua Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo. Đây có thể coi là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất, vừa điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, vừa thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo, nhằm tạo cơ sở pháp lý bảo đảm cho công dân thực hiện quyền cơ bản về tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về lĩnh vực này. Điều quan trọng đáng ghi nhận là, Pháp lệnh đã có sự tham khảo pháp luật về tôn giáo của nhiều nước trên thế giới và khu vực như Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc, Xin-ga-po, Lào… Như vậy, có thể thấy, văn bản quan trọng này có sự tiếp cận ngang tầm với luật pháp quốc tế, các quy phạm pháp luật về vấn đề tôn giáo của các nước trên thế giới và khu vực.Trên thực tế, các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước quan tâm và tạo điều kiện để phát triển. Mọi sinh hoạt tôn giáo của tín đồ, chức sắc thuộc các hệ phái đều diễn ra bình thường. Ông Chris Seiple, Chủ tịch Viện Liên kết toàn cầu (IGE) của Hoa Kỳ đã khẳng định: “ở thời điểm hiện nay, không thể nói rằng vấn đề tôn giáo là một khía cạnh nhạy cảm trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ”. Như vậy, “Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Các quyền này đã được nêu rõ trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác của nhà nước Việt Nam, trong đó có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Các nước trong khu vực Đông Nam Á, Tây Âu, Mỹ, ca-na-đa đặc biệt quan hệ Việt Nam – Va-ti-can được đẩy mạnh, Tòa thánh Va-ti-can đã bổ nhiệm đặc phái viên không thường trú tại Việt Nam, tháng 12-2012, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Liên hội đồng Giám mục Á châu tại Việt Nam, với sự tham dự của nhiều Giám mục các nước ở châu Á và đại diện Tòa thánh Va-ti-can. Quan hệ đối ngoại của các tôn giáo ngày càng mở rộng đã góp phần làm cho quốc tế hiểu rõ hơn quan điểm, chính sách tự do tôn giáo của Nhà nướcViệt Nam và sự thật tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.Trong những ngày lễ lớn của các tôn giáo như: Lễ Nô-en của đạo Công giáo, Lễ Phật đản của Phật giáo… đều được chính quyền các cấp tạo điều kiện tổ chức. Một số sự kiện hoạt động tôn giáo lớn diễn ra và được tổ chức thành công trên đất nước Việt Nam như: Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (VESAK). Năm 2010, tổ chức bế mạc năm thánh và Đại hội hành hương La Vang lần thứ 29. Năm 2011, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội năm 2011, các hệ phái Tin lành tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày Tin lành đến Việt Nam…v…v

Tuy nhiên, “Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng” các “nhà tôn giáo” ở trong nước với đầu óc “Vong nô” di căn từ xa xưa, vẫn theo vết chân của bọn thực dân cũ dùng tín ngưỡng đễ mê hoặc, khống chế cai trị nhân dân Việt Nam, lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá chính đất nước đã nuôi dưỡng họ. Một số dân biểu của các nước và nhóm người đã công khai, lợi dụng vấn đề tôn giáo, can thiệp thô bạo đến công việc nội bộ của Việt Nam. Lợi dụng chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước Việt Nam là sẵn sàng lắng nghe và đối thoại về vấn đề tự do tín ngưỡng và tôn giáo nên hàng năm có hàng chục phái đoàn vào Việt Nam để gọi là: “tìm hiểu tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam” nhưng một số trong đó có những nhân vật lợi dụng hoạt động này để nắm bắt tình hình, hỗ trợ, chỉ đạo các hoạt động chống phá Việt Nam. Và khi về nước họ đã “sáng tác” ra những kịch bản như phim về cái gọi là: “Báo cáo tự do tôn giáo”  xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam, trong đó có những thông tin cố tình làm sai lệch và phản ánh không đúng tình hình như ở các vùng miền, đặc biệt ở những nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Những năm gần đây lại xuất hiện những dấu hiệu mới trong các hoạt động chống phá Việt Nam của các tổ chức bất hợp pháp như: “liên tôn”, “tự do tôn giáo và nhân quyền”. Một số tổ ở nước ngoài mà đặc biệt là các nhân vật là dân biểu của các tiểu bang tại Hoa Kỳ có đông người Việt sinh sống, họ muốn tranh thủ những lá phiếu bầu cử của các cử tri là người Mỹ gốc Việt mang tư tưởng hận thù đeo bám suốt nhiều năm qua đối với chính phủ Việt Nam, mục đích “ông đưa chân giò, bà thò chai rượi” hòng đổi chác lẫn nhau, họ cũng đang thúc đẩy thông qua cái gọi là “Luật tự do tôn giáo cho Việt Nam”, gắn tự do tôn giáo với các điều kiện phát triển quan hệ song phương, trong đó có viện trợ phát triển kinh tế để ép Việt Nam, từng bư­ớc thực hiện ý đồ: “tự do hoá tôn giáo ở Việt Nam” theo công thức: “Tôn giáo độc lập với Nhà nước”!? Vậy thì: Xin thưa với các “nhà tôn giáo và các “quân sư” rằng: Lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá Việt Nam là hoạt động lỗi thời, không phù hợp với xu thế phát triển của nền chính trị thế giới trong thời đại hiện nay. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam kiên định đường lối độc tự chủ, tự lực, tự cường, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của mọi công dân, sẵn sàng đối thoại và hợp tác quốc tế để phát triển những vấn đề tôn giáo có lợi cho đoàn kết dân tộc, phát triển đất nước. Các âm mưu và thủ đoạn xuyên tạc, bóp méo, vu khống, bôi đen bức tranh sôi động về tôn giáo để chống phá Việt Nam nhất định sẽ bị vạch trần và bị dư luận quốc tế lên án./.

Hoa Kỳ – 28-3-2014

Sự thật và Chân lý không thể đảo ngược
Vkyno (st)

Advertisement
Posted in Amari Tx - Xichloviet. Nhãn: , . Chức năng bình luận bị tắt ở Phải chăng ở Việt Nam không có tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo?
%d người thích bài này: