Sơ kỳ thời đại đồ đồng

Lịch sử Việt NamCon người đã biết đúc các công cụ, vũ khí và đồ trang sức bằng đồng thau. Họ đã biết trồng lúa và chăn nuôi một số gia súc như trâu, bò, lợn, gà. Có ba nhóm văn hoá phân bố ở ba khu vực. Nhóm thứ nhất (văn hoá Tiền Ðông Sơn) phân bố trong các lưu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả. Nhóm thứ hai (văn hoá Tiền Sa Huỳnh) phân bố ở vùng Nam Trung Bộ. Và nhóm thứ ba, phân bố trong lưu vực sông Ðồng Nai ở miền Ðông Nam Bộ.

Đọc tiếp »

Advertisement
Posted in Giáo dục - Lịch sử. Nhãn: , . Chức năng bình luận bị tắt ở Sơ kỳ thời đại đồ đồng

Thời đại Đá mới

Ðến văn hoá Hoà Bình – Bắc Sơn (khoảng 6.000 – 10.000 năm), con người đã biết dùng công cụ cuội được ghè đẽo một mặt, bắt đầu biết mài rìu đá, làm đồ gốm và có khả năng đã biết đến trồng trọt sơ khai.

Trong giai đoạn này trên đất Việt Nam, đã xuất hiện những nhóm cư dân tiền sử có đặc trưng văn hoá là thuộc thời đại Đá mới… Con người trong giai đoạn này đã biết dùng những chiếc rìu đá được mài nhẵn hoàn toàn, những chiếc vòng tay đá được khoan rất khéo, và những đồ gốm có hoa văn rất đẹp.

Đọc tiếp »

Posted in Giáo dục - Lịch sử. Nhãn: , . Chức năng bình luận bị tắt ở Thời đại Đá mới

Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam

ImageTrong buổi bình minh của lịch sử, Việt Nam là một trong những quê hương của loài người. Người ta đã phát hiện thấy người vượn ở Bình-Gia (Lạng Sơn), nhiều công cụ thuộc buổi đầu thời kỳ đồ đá cũ ở núi Đọ, núi Quan Yên (Thanh Hoá). Đó là dấu vết xưa nhất hiện nay ta biết về giai đoạn bầy người nguyên thủy trên đất nước ta.Thời ấy cách ngày nay hàng mấy chục vạn năm.

Đọc tiếp »

Posted in Giáo dục - Lịch sử. Nhãn: . Chức năng bình luận bị tắt ở Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam